PHẢN VỆ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
PHẢN VỆ
PHẢN VỆ
Phản vệ là phản ứng dị ứng nặng có thể đe doạ tính mạng. Những tác nhân gây phản vệ hay gặp nhất là thực phẩm, một số thuốc, nọc độc côn trùng và nhựa mủ (latex).
Dấu hiệu và triệu chứng
Phản vệ dễ xảy ra nhất ở những người mẫn cảm khi bị ong đốt, ăn phải thức ăn có chứa dị nguyên, hoặc dùng phải thuốc mà họ đã từng bị dị ứng. Sự xuất hiện của những dấu hiệu và triệu chứng sau trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng là dấu hiệu khá rõ ràng của phản vệ:
· Co thắt đường hô hấp, gồm thở khò khè, sưng phù lưỡi và họng, khó thở.
· Sốc kèm theo tụt huyết áp
· Mạch nhanh và yếu
· Choáng váng hoặc ngất
· Mày đay và ngứa
· Bốc hỏa hoặc da xanh tái
· Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
Nguyên nhân
Nhiều chất có thể gây phản vệ. Đôi khi không thể biết được yếu tố gì gây nên phản ứng này. Những nguyên nhân hay gặp nhất bao gồm:
· Một số thuốc, như penicillin
· Một số loại thực phẩm như lạc, sữa, trứng, cá và hải sản
· Bị côn trùng đốt, như ong, kiến lửa, bọ cạp v.v…
· Latex
Xét nghiệm và chẩn đoán
Chẩn đoán thường dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng phản vệ xảy ra sau khi tiếp xúc với một số loại thức ăn, thuốc, latex hoặc bị côn trùng đốt.
Thử phản ứng dị ứng trên da hoặc xét nghiệm máu.
Điều trị
Adrenaline (epinephrine) là thuốc thường dùng nhất để điều trị phản vệ. Thuốc thường được tiêm ngay khi xảy ra phản ứng.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành hồi sức tim phổi, tiêm kháng histamin và cortison đường tĩnh mạch để giảm viêm đường hô hấp và làm bệnh nhân dễ thở hơn.
Các bước sơ cứu khi gặp nạn nhân bị sốc phản vệ:
· Gọi cấp cứu ngay.
· Kiểm tra xem người bệnh có mang theo thuốc điều trị không. Nếu có hãy dùng thuốc cho bệnh nhân.
· Đặt bệnh nhân nằm ngửa. Kê chân cao hơn đầu để giúp cho máu chảy về não giúp phòng ngừa choáng ngất. Giữ cho bệnh nhân không cử động nếu không cần thiết.
· Giữ cho bệnh nhân ấm và thoải mái. Nới lỏng quần áo và đắp chăn mỏng cho bệnh nhân. Không nên cho bệnh nhân uống bất kỳ thứ gì.
· Nếu bệnh nhân bị nôn hoặc chảy máu từ miệng, đặt bệnh nhân nằm nghiêng để đề phòng sặc.
· Nếu bệnh nhân không thở hoặc không bắt được mạch, tiến hành hô hấp nhân tạo.
Phòng bệnh
· Báo cho bác sĩ biết về tình trạng dị ứng của mình trước khi điều trị.
· Nếu bị dị ứng khi bị côn trùng đốt, cần thận trọng khi ở gần nơi có côn trùng. Mặc quần áo dài tay, tránh những máu sắc sặc sỡ hoặc mùi nước hoa có thể thu hút côn trùng.
· Nếu bị dị ứng thực phẩm, cần đọc kỹ nhãn về các thành phần có trong thực phẩm. Khi đi ăn ở ngoài, cần hỏi rõ về thành phần và cách chế biến món ăn.
Nguồn: http://www.cimsi.org.vn/
Similar topics
» Góp ý phân mục quản lý
» SINH HỌC PHÂN TỬ
» phần mềm SMS free
» TT sinh học phân tử
» 168 phần mềm chuyên dụng
» SINH HỌC PHÂN TỬ
» phần mềm SMS free
» TT sinh học phân tử
» 168 phần mềm chuyên dụng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết