Người Mang Mùa Xuân Đến Cho Người Khác (phần 1)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người Mang Mùa Xuân Đến Cho Người Khác (phần 1)
Calcutta, Ấn Độ...
Bốn mươi năm trước, nơi đây là một khu nhà ổ chuột, ngày nay nó vẫn còn lầm than cùng khốn. Ngày ấy: những con hẻm bùn lầy nước đọng, những túp lều siêu vẹo chỏng chơ. Nhưng giữa cánh đồng lậy lội kế cận lại có một ngôi trường nhỏ gồm hai lớp học, vách thưng bằng phên nứa quét dầu hắc, máng xối uốn từ mấy lon dầu đậu nành cũ, trong đó vẳng ra tiếng học ê a, nhưng vui vẻ, của đám học trò nhỏ.
Chính tại khu ổ chuột của đô thị Calcutta này, một người đàn mẹ đã vận sari trắng, thứ áo quấn quanh người của phụ nữ Ấn Độ đã mạnh dạn bước vào. Mẹ không có lợi tức, không trương mục tiết kiệm, không tài sản, chỉ vỏn vẹn có 5 rupee (chưa bằng 2 đôla vào thời ấy) cộng với nhiệt tâm quyết xả thân cùng với kẻ cùng khốn nhất tại ấn Độ. Mẹ gõ cửa từng túp lều, mẹ ôm choàng trong đôi tay mạnh mẽ từng đứa trẻ chân đất, rách rưới. Mẹ tắm cho chúng rồi dưới một gốc cây giữa đồng trống, dạy cho chúng những mẹi học đầu đời.
Vậy mà tính đến tháng 11 năm 1972, khi chính phủ Ấn Độ trao thưởng cho mẹ giải thưởng Jawaharlal Nehru về “sự tận tuỵ phục vụ nhân loại không chút tị hiềm hẹp hòi về quốc tịch, đẳng cấp và tôn giáo”. Mẹ Têrêsa đã nghiễm nhiên đứng trong hàng ngũ những người phụ nữ lừng danh nhất Ấn Độ. Người phụ nữ mặc sari trắng đó vẫn không có tiền, không tài sản, không một xu tiết kiệm thu vén cho bản thân. Thế nhưng, “của cải” của mẹ có thể sánh ngang tài sản bất kỳ triệu phú nào: 7.500 trẻ em học tại 60 trường học; 960.000 bệnh nhân được chăm sóc tại 213 chẩn y viện; 47.000 trẻ mắc bệnh phong tại 54 dưỡng đường, 1600 trẻ bụi đời hoặc mồ côi tại 20 lưu xá, và 3400 người nghèo hoặc hấp hối tại 23 trại nuôi dưỡng - tất cả những cơ sở này nằm rải rác trong 35 đô thị và thành phố thuộc Ấn Độ và tại hàng chục quốc gia khác, kể cả Hoa kỳ.
Mẹ được tất cả những người cùng khổ yêu mến, tất cả những nữ tu thuộc Dòng Bác ái, do mẹ sáng lập năm 1950 tôn kính, được ngưỡng mộ bởi những tín đồ Ấn Giáo, Hồi Giáo về sự dâng mình trọn vẹn cho người nghèo khổ, một nghĩa cử vượt trên mọi biên giới và khuôn hạn trần thế.
Là một phụ nữ nhỏ nhắn, thấp bé, lưng hơi còng, chỉ cao 1m52, đôi mắt sâu và phong thái ung dung, bộc trực, mẹ Têrêsa có thể phá lên cười hồn nhiên với một vị khách đến thăm. Nhưng giọng nói trầm và nhẹ của mẹ cũng có thể đâm ra khăng khăng, thậm chí sắc cạnh, nếu điều đó mang lại lợi ích cho kẻ nghèo. Một linh mục có quan điểm khác mẹ về một dự án nào đó đã phải công nhận, “mẹ chẳng chịu nghe ai, đó là một trong những điều mạnh của mẹ”.
Dạo đó, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu cầu mẹ mở một chi nhánh Dòng Bác ái tại các khu ổ chuột thành La Mã, có một số chức sắc Giáo hội lên tiếng phản đối cho rằng tại nước Ý đã có quá nhiều nữ tu chưa có việc làm thích hợp, thì Mẹ Têrêsa “đốp chát” liền “cứ để các nữ tu của chúng tôi chỉ cho họ cách kiếm việc làm”. Mẹ đi lại công tác trên các toa tàu hạng bét, vẫn bò nhoài người xuống đất để lau nhà, thích quấn khăn choàng mạng lại thay vì những tấm khăn móc. Mẹ nhìn thấy ở kẻ nghèo những thứ mà kẻ khác không thể thấy: sự cô đơn, óc trào phúng, đức chính trực và sự ngoan cường. Mẹ nói: “Tôi ước gì mọi người biết được sự vĩ đại của người nghèo. Có lần, tôi đến thăm và mang ít cơm cho một gia đình người Ấn Giáo đang chết đói. Tôi chưa kịp hiểu ra điều gì thì người mẹ trong gia đình đã mang chia sẻ nửa phần cơm đó cho gia đình người Hồi Giáo ở sát vách. Người mẹ này nói: ‘Họ cũng đói như chúng tôi mà’. Tôi tin rằng chúng ta cần đến người nghèo cũng như họ cần đến chúng ta vậy. Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nếu ta sẵn sàng tiếp xúc với họ”.
Mẹ Têrêsa sinh năm 1910 trong một gia đình người Albanie tại Skopje, Nam Tư cũ. Cha mẹ là chủ một cửa hiệu tại Skopje.
Từ nhỏ, mẹ đã nhận được khuynh hướng muốn giúp đỡ người nghèo. Năm 18 tuổi mẹ đi tu. Sau thời gian tu tập tại Tu viện Lorento ở Ái Nhĩ Lan, mẹ được phái sang Calcutta, Ấn Độ. Tại đây, mẹ dạy tại một trường trung học của Nhà Dòng, sau đó thành hiệu trưởng trường này. Năm 1946 mẹ cảm nhận được sự thôi thúc phải rời bỏ ngành sư phạm để dấn thân vào các xóm nhà ổ chuột. Sau hai năm tranh đấu, kêu xin tận La Mã, mẹ được phép ra đời hoạt động độc lập, là một nữ tu tự do.
Một nữ tu khởi đầu sự nghiệp mới mẻ của mình tại các khu nhà ổ chuột như thế nào đây? Mẹ Têrêsa đến Patna, Ấn Độ theo học một khoá huấn luyện điều dưỡng, một lớp cấp tốc của các nữ tu Dòng Truyền Giáo y tế Hoa Kỳ. Sau đó, mẹ trở về Calcutta bắt đầu tập trung các trẻ em bụi đời để dạy chúng phép vệ sinh, ra toa cấp thuốc cho người bệnh, mang thức ăn đến cho kẻ thiếu thốn. Mẹ đi tìm một địa điểm làm trung tâm hoạt động, và vận may đã tới khi một gia đình nọ tặng mẹ một số phòng trên tầng thượng ngôi nhà bề thế của họ. Nhanh chóng, mẹ tuyển mộ các phụ tá, 26 người tất cả. Những người này tạo thành hạt nhân cho dòng Truyền Giáo Bác ái sau này.
Tính đến măm 1973, con số này nên đến 750 người, hầu hết là các thiếu nữ Ấn. Hệ thống cứu tế người nghèo của Mẹ Têrêsa thật đơn giản: mẹ làm điều gì có thể làm được. Một người hâm mộ mẹ đã kể: “Mẹ không hề lo nghĩ phải kiếm tiền ở đâu, nhưng khi cần có một dự án nào đó, mẹ bắt tay làm ngay”. Một thanh niên què cần lắp chân giả ư ? Mẹ nhờ một nhà ngoại giao ở Calcutta giúp đưa anh ta ra nước ngoài. Một người cha sống vất vưởng ngoài đường với gia đình gồm 5 người xin mẹ nuôi giúp những đứa con gái nhỏ, mẹ nhận nuôi ngay, dù thực tế không còn chỗ trống. Cuộc phiêu lưu lớn lao nhất của lòng nhân ái - một ngôi nhà cho kẻ cùng khốn và hấp hối - bắt đầu vào năm 1952, khi Mẹ Têrêsa trông thấy một bà cụ già nằm hấp hối trên hè phố Calcutta, hai chân bị chuột và kiến cắn xé, rúc rỉa. Tất cả các bệnh viện đều khước từ bà cụ. Mẹ Têrêsa bế xốc mẹ trên tay và đưa cụ đến một bệnh viện. Nơi đây thoạt tiên không nhận bà cụ, nhưng mẹ Têrêsa nhất quyết không lùi bước cho đến khi họ phải chấp nhận.
Sau đó, hết sức phẫn nộ, mẹ đi ngay đến các giới chức trách thành phố và đòi phải có một chỗ nương thân cho những người nghèo đang hấp hối, để họ được chết một cách đàng hoàng, theo đúng phẩm giá con người. Mẹ được cấp cho một lữ quán cũ dành cho khách hành hương kế bên đền thờ nữ thần Kali. Ngay hôm sau, mẹ, các nữ tu và dĩ nhiên cả những kẻ hấp hối dọn vào ngôi nhà đó. “Kalighat” hay “ Ngôi nhà của những kẻ hấp hối” đã được khai sinh như vậy đó. Hai mươi năm sau đã có khoảng 27.000 người, những kẻ bị tất cả nơi khác chối bỏ được đưa vào săn sóc trong ngôi nhà này. Họ được các chị nữ tu, các bác sĩ và các tu sĩ thuộc dòng Huynh Đệ Bác ái một dòng tu hệt như dòng Bác ái của mẹ Têrêsa, nhưng dành cho nam giới, được thành lập vào năm 1963 chăm nom, chữa trị.
Ngoài ra Dòng Bác ái của mẹ Têrêsa còn điều hành 10 trường học với 2500 học sinh tại Calcutta. Các trẻ em nghèo đến đây đều được học hành, được cấp phát bánh mì và sữa (sữa là tặng phẩm của thiếu nhi Đan Mạch, bột mì là của trẻ em nước Anh). Việc thành lập ngôi trường đầu tiên mới thật ly kỳ. Chẳng là mẹ Têrêsa trông thấy một miếng đất bỏ hoang cạnh một khu nhà ổ chuột, nên mẹ tìm đến gặp chủ nhân là một người Bengal để xin phép cất một ngôi trường trên đó. Ông này chẳng những cho phép, mà lại còn tặng không miếng đất và cất luôn cho ngôi trường “Mẹ Têrêsa có thể tìm sự giúp đỡ nơi bất cứ ai”, một nhân viên thiện nguyện của mẹ nói: “Mẹ khiến cho bạn tự thấy muốn dời non lấp biển cho mẹ”. Đôi khi mẹ có những đề nghị nghe ra rất “trái khoáy” Mẹ mua một dàn máy in cho các người mắc bệnh phong cùi, nhà báo Anh Malcolin Muggeridge đã viết trong cuốn “Something Beautiful for God” để họ có thể có thể in các sách nhỏ kiếm chút đỉnh tiền bạc. Mẹ làm sao biết được phải mua máy in nào? Và với một tay đã rụng hết ngón, các kẻ phong cùi kia còn mong gì được xếp chữ mà in với ấn cơ chứ? Toàn những câu hỏi ngốc nghếch: máy in đã có ở đó và hoạt động tốt!
(còn tiếp)
Bốn mươi năm trước, nơi đây là một khu nhà ổ chuột, ngày nay nó vẫn còn lầm than cùng khốn. Ngày ấy: những con hẻm bùn lầy nước đọng, những túp lều siêu vẹo chỏng chơ. Nhưng giữa cánh đồng lậy lội kế cận lại có một ngôi trường nhỏ gồm hai lớp học, vách thưng bằng phên nứa quét dầu hắc, máng xối uốn từ mấy lon dầu đậu nành cũ, trong đó vẳng ra tiếng học ê a, nhưng vui vẻ, của đám học trò nhỏ.
Chính tại khu ổ chuột của đô thị Calcutta này, một người đàn mẹ đã vận sari trắng, thứ áo quấn quanh người của phụ nữ Ấn Độ đã mạnh dạn bước vào. Mẹ không có lợi tức, không trương mục tiết kiệm, không tài sản, chỉ vỏn vẹn có 5 rupee (chưa bằng 2 đôla vào thời ấy) cộng với nhiệt tâm quyết xả thân cùng với kẻ cùng khốn nhất tại ấn Độ. Mẹ gõ cửa từng túp lều, mẹ ôm choàng trong đôi tay mạnh mẽ từng đứa trẻ chân đất, rách rưới. Mẹ tắm cho chúng rồi dưới một gốc cây giữa đồng trống, dạy cho chúng những mẹi học đầu đời.
Vậy mà tính đến tháng 11 năm 1972, khi chính phủ Ấn Độ trao thưởng cho mẹ giải thưởng Jawaharlal Nehru về “sự tận tuỵ phục vụ nhân loại không chút tị hiềm hẹp hòi về quốc tịch, đẳng cấp và tôn giáo”. Mẹ Têrêsa đã nghiễm nhiên đứng trong hàng ngũ những người phụ nữ lừng danh nhất Ấn Độ. Người phụ nữ mặc sari trắng đó vẫn không có tiền, không tài sản, không một xu tiết kiệm thu vén cho bản thân. Thế nhưng, “của cải” của mẹ có thể sánh ngang tài sản bất kỳ triệu phú nào: 7.500 trẻ em học tại 60 trường học; 960.000 bệnh nhân được chăm sóc tại 213 chẩn y viện; 47.000 trẻ mắc bệnh phong tại 54 dưỡng đường, 1600 trẻ bụi đời hoặc mồ côi tại 20 lưu xá, và 3400 người nghèo hoặc hấp hối tại 23 trại nuôi dưỡng - tất cả những cơ sở này nằm rải rác trong 35 đô thị và thành phố thuộc Ấn Độ và tại hàng chục quốc gia khác, kể cả Hoa kỳ.
Mẹ được tất cả những người cùng khổ yêu mến, tất cả những nữ tu thuộc Dòng Bác ái, do mẹ sáng lập năm 1950 tôn kính, được ngưỡng mộ bởi những tín đồ Ấn Giáo, Hồi Giáo về sự dâng mình trọn vẹn cho người nghèo khổ, một nghĩa cử vượt trên mọi biên giới và khuôn hạn trần thế.
Là một phụ nữ nhỏ nhắn, thấp bé, lưng hơi còng, chỉ cao 1m52, đôi mắt sâu và phong thái ung dung, bộc trực, mẹ Têrêsa có thể phá lên cười hồn nhiên với một vị khách đến thăm. Nhưng giọng nói trầm và nhẹ của mẹ cũng có thể đâm ra khăng khăng, thậm chí sắc cạnh, nếu điều đó mang lại lợi ích cho kẻ nghèo. Một linh mục có quan điểm khác mẹ về một dự án nào đó đã phải công nhận, “mẹ chẳng chịu nghe ai, đó là một trong những điều mạnh của mẹ”.
Dạo đó, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu cầu mẹ mở một chi nhánh Dòng Bác ái tại các khu ổ chuột thành La Mã, có một số chức sắc Giáo hội lên tiếng phản đối cho rằng tại nước Ý đã có quá nhiều nữ tu chưa có việc làm thích hợp, thì Mẹ Têrêsa “đốp chát” liền “cứ để các nữ tu của chúng tôi chỉ cho họ cách kiếm việc làm”. Mẹ đi lại công tác trên các toa tàu hạng bét, vẫn bò nhoài người xuống đất để lau nhà, thích quấn khăn choàng mạng lại thay vì những tấm khăn móc. Mẹ nhìn thấy ở kẻ nghèo những thứ mà kẻ khác không thể thấy: sự cô đơn, óc trào phúng, đức chính trực và sự ngoan cường. Mẹ nói: “Tôi ước gì mọi người biết được sự vĩ đại của người nghèo. Có lần, tôi đến thăm và mang ít cơm cho một gia đình người Ấn Giáo đang chết đói. Tôi chưa kịp hiểu ra điều gì thì người mẹ trong gia đình đã mang chia sẻ nửa phần cơm đó cho gia đình người Hồi Giáo ở sát vách. Người mẹ này nói: ‘Họ cũng đói như chúng tôi mà’. Tôi tin rằng chúng ta cần đến người nghèo cũng như họ cần đến chúng ta vậy. Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nếu ta sẵn sàng tiếp xúc với họ”.
Mẹ Têrêsa sinh năm 1910 trong một gia đình người Albanie tại Skopje, Nam Tư cũ. Cha mẹ là chủ một cửa hiệu tại Skopje.
Từ nhỏ, mẹ đã nhận được khuynh hướng muốn giúp đỡ người nghèo. Năm 18 tuổi mẹ đi tu. Sau thời gian tu tập tại Tu viện Lorento ở Ái Nhĩ Lan, mẹ được phái sang Calcutta, Ấn Độ. Tại đây, mẹ dạy tại một trường trung học của Nhà Dòng, sau đó thành hiệu trưởng trường này. Năm 1946 mẹ cảm nhận được sự thôi thúc phải rời bỏ ngành sư phạm để dấn thân vào các xóm nhà ổ chuột. Sau hai năm tranh đấu, kêu xin tận La Mã, mẹ được phép ra đời hoạt động độc lập, là một nữ tu tự do.
Một nữ tu khởi đầu sự nghiệp mới mẻ của mình tại các khu nhà ổ chuột như thế nào đây? Mẹ Têrêsa đến Patna, Ấn Độ theo học một khoá huấn luyện điều dưỡng, một lớp cấp tốc của các nữ tu Dòng Truyền Giáo y tế Hoa Kỳ. Sau đó, mẹ trở về Calcutta bắt đầu tập trung các trẻ em bụi đời để dạy chúng phép vệ sinh, ra toa cấp thuốc cho người bệnh, mang thức ăn đến cho kẻ thiếu thốn. Mẹ đi tìm một địa điểm làm trung tâm hoạt động, và vận may đã tới khi một gia đình nọ tặng mẹ một số phòng trên tầng thượng ngôi nhà bề thế của họ. Nhanh chóng, mẹ tuyển mộ các phụ tá, 26 người tất cả. Những người này tạo thành hạt nhân cho dòng Truyền Giáo Bác ái sau này.
Tính đến măm 1973, con số này nên đến 750 người, hầu hết là các thiếu nữ Ấn. Hệ thống cứu tế người nghèo của Mẹ Têrêsa thật đơn giản: mẹ làm điều gì có thể làm được. Một người hâm mộ mẹ đã kể: “Mẹ không hề lo nghĩ phải kiếm tiền ở đâu, nhưng khi cần có một dự án nào đó, mẹ bắt tay làm ngay”. Một thanh niên què cần lắp chân giả ư ? Mẹ nhờ một nhà ngoại giao ở Calcutta giúp đưa anh ta ra nước ngoài. Một người cha sống vất vưởng ngoài đường với gia đình gồm 5 người xin mẹ nuôi giúp những đứa con gái nhỏ, mẹ nhận nuôi ngay, dù thực tế không còn chỗ trống. Cuộc phiêu lưu lớn lao nhất của lòng nhân ái - một ngôi nhà cho kẻ cùng khốn và hấp hối - bắt đầu vào năm 1952, khi Mẹ Têrêsa trông thấy một bà cụ già nằm hấp hối trên hè phố Calcutta, hai chân bị chuột và kiến cắn xé, rúc rỉa. Tất cả các bệnh viện đều khước từ bà cụ. Mẹ Têrêsa bế xốc mẹ trên tay và đưa cụ đến một bệnh viện. Nơi đây thoạt tiên không nhận bà cụ, nhưng mẹ Têrêsa nhất quyết không lùi bước cho đến khi họ phải chấp nhận.
Sau đó, hết sức phẫn nộ, mẹ đi ngay đến các giới chức trách thành phố và đòi phải có một chỗ nương thân cho những người nghèo đang hấp hối, để họ được chết một cách đàng hoàng, theo đúng phẩm giá con người. Mẹ được cấp cho một lữ quán cũ dành cho khách hành hương kế bên đền thờ nữ thần Kali. Ngay hôm sau, mẹ, các nữ tu và dĩ nhiên cả những kẻ hấp hối dọn vào ngôi nhà đó. “Kalighat” hay “ Ngôi nhà của những kẻ hấp hối” đã được khai sinh như vậy đó. Hai mươi năm sau đã có khoảng 27.000 người, những kẻ bị tất cả nơi khác chối bỏ được đưa vào săn sóc trong ngôi nhà này. Họ được các chị nữ tu, các bác sĩ và các tu sĩ thuộc dòng Huynh Đệ Bác ái một dòng tu hệt như dòng Bác ái của mẹ Têrêsa, nhưng dành cho nam giới, được thành lập vào năm 1963 chăm nom, chữa trị.
Ngoài ra Dòng Bác ái của mẹ Têrêsa còn điều hành 10 trường học với 2500 học sinh tại Calcutta. Các trẻ em nghèo đến đây đều được học hành, được cấp phát bánh mì và sữa (sữa là tặng phẩm của thiếu nhi Đan Mạch, bột mì là của trẻ em nước Anh). Việc thành lập ngôi trường đầu tiên mới thật ly kỳ. Chẳng là mẹ Têrêsa trông thấy một miếng đất bỏ hoang cạnh một khu nhà ổ chuột, nên mẹ tìm đến gặp chủ nhân là một người Bengal để xin phép cất một ngôi trường trên đó. Ông này chẳng những cho phép, mà lại còn tặng không miếng đất và cất luôn cho ngôi trường “Mẹ Têrêsa có thể tìm sự giúp đỡ nơi bất cứ ai”, một nhân viên thiện nguyện của mẹ nói: “Mẹ khiến cho bạn tự thấy muốn dời non lấp biển cho mẹ”. Đôi khi mẹ có những đề nghị nghe ra rất “trái khoáy” Mẹ mua một dàn máy in cho các người mắc bệnh phong cùi, nhà báo Anh Malcolin Muggeridge đã viết trong cuốn “Something Beautiful for God” để họ có thể có thể in các sách nhỏ kiếm chút đỉnh tiền bạc. Mẹ làm sao biết được phải mua máy in nào? Và với một tay đã rụng hết ngón, các kẻ phong cùi kia còn mong gì được xếp chữ mà in với ấn cơ chứ? Toàn những câu hỏi ngốc nghếch: máy in đã có ở đó và hoạt động tốt!
(còn tiếp)
Peter Chính Tâm- Lão ruồi
- Tổng số bài gửi : 95
Join date : 27/04/2010
Age : 34
Đến từ : TP HCM
Similar topics
» Người mang Mùa Xuân đến cho người khác (phần cuối)
» Phân mục quản lý forum cho mọi người
» Thuật xử thế của người xưa - lòng tự ái của con người
» Xuân, Hạ, Thu,Đông
» GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NƠI NGƯỜI TRẺ HÔM NAY
» Phân mục quản lý forum cho mọi người
» Thuật xử thế của người xưa - lòng tự ái của con người
» Xuân, Hạ, Thu,Đông
» GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NƠI NGƯỜI TRẺ HÔM NAY
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết