Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Người mang Mùa Xuân đến cho người khác (phần cuối)

Go down

Người mang Mùa Xuân đến cho người khác (phần cuối) Empty Người mang Mùa Xuân đến cho người khác (phần cuối)

Bài gửi  Peter Chính Tâm Sun Jan 23, 2011 7:47 pm

Ngoài ra Dòng Bác ái của mẹ Têrêsa còn điều hành 10 trường học với 2500 học sinh tại Calcutta. Các trẻ em nghèo đến đây đều được học hành, được cấp phát bánh mì và sữa (sữa là tặng phẩm của thiếu nhi Đan Mạch, bột mì là của trẻ em nước Anh).Việc thành lập ngôi trường đầu tiên mới thật ly kỳ. Chẳng là mẹ Têrêsa trông thấy một miếng đất bỏ hoang cạnh một khu nhà ổ chuột, nên mẹ tìm đến gặp chủ nhân là một người Bengali để xin phép cất một ngôi trường trên đó. Ông này chẳng những cho phép, mà lại còn tặng không miếng đất, và cất luôn cho ngôi trường “Mẹ Têrêsa có thể tìm sự giúp đỡ nơi bất cứ ai”, một nhân viên thiện nguyện của mẹ nói: “Mẹ khiến cho bạn tự thấy muốn dời non lấp biển cho mẹ”. Đôi khi mẹ có những đề nghị nghe ra rất “trái khoáy” Mẹ mua một dàn máy in cho các người mắc bệnh phong cùi, nhà báo Anh Malcolin Muggeridge đã viết trong cuốn “Something Beautiful for God” để họ có thể có thể in các sách nhỏ kiếm chút đỉnh tiền bạc. Mẹ làm sao biết được phải mua máy in nào? Và với một tay đã rụng hết ngón, các kẻ phong cùi kia còn mong gì được xếp chữ mà in với ấn cơ chứ? Toàn những câu hỏi ngốc nghếch: máy in đã có ở đó và hoạt động tốt!

Tháng giêng năm 1971, Mẹ Têrêsa được mời tới La Mã để nhận giải thưởng Hoà bình quốc tế Đức Giáo Hoàng Jean XXIII được trao tặng lần đầu tiên, với một ngân phiếu 24.000 đôla. Mẹ nhận tờ ngân phiếu ấy vào tay nải, rồi trở về Ấn Độ. Mẹ sử dụng món tiền thưởng này để xây dựng một trại kiểu mẫu dành cho người bị bệnh phong tại miền tây Bengal.

Người nghèo không chỉ gặp mẹ Têrêsa tại Ấn Độ mà còn ở Tazania, Yemen, dải Gaza, BăngLađét, Maunritus, Úc, Anh, Ái Nhĩ Lan, Venezuela, Josdanie và Hoa Kỳ. Tại tất cả các quốc gia này đều có chi nhánh của Dòng Bác ái với một tổ chức gồm 5 hay 6 chị nữ tu vận sari trắng đang theo đuổi sứ mạng bác ái đã được phát động lần đầu từ khu ổ chuột Calcutta 45 năm trước đây. Trong những năm đầu tiên, mẹ Têrêsa còn đích thân chọn lựa từng chị nữ tu cho dòng Bác ái. Bây giờ việc ấy không còn thực hiện được nữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn đòi hỏi ở họ bốn tiêu chuẩn căn bản: Sức khoẻ tốt, biết lẽ phải, có khả năng học tập và tính tình vui vẻ. Công tác của họ rất gian khổ. Tuyệt đối không còn vương vấn một chút xa hoa trần gian nào. Mỗi chị chỉ có vài tấm áo sari bằng vải, dép, một cây dù, một áo len, vài món nhu yếu phẩm, một bình thiếc để giặt giũ.

Mẹ Têrêsa, giải hoà bình Nobel 1979 là linh hồn của một hội gồm 3.000 chị nữ tu, phân bố cho 408 trung tâm từ thiện trên khắp năm châu. Không mệt mỏi, dù đã nhiều lần bị chứng đau tim tấn công, người mẹ phi thường này vẫn đều đặn đi thăm các trung tâm của mẹ trên thế giới, và mùa hè năm ngoái, mẹ đã trở về thăm tổ quốc Albanie, nơi mẹ sinh ra 82 năm trước đó.

Sau khi lo cho những người hấp hối và các kẻ ăn xin, mẹ lại quyết định chăm sóc các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Tại trụ sở Shishu Bhavan (nhà nuôi trẻ), mẹ tiếp nhận mỗi ngày từ 5-6 em. Tháng 2/1986, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Calcutta, Ngài hỏi Mẹ Têrêsa rằng ngài có thể giúp mẹ được gì không, vị nữ thánh Calcutta trả lời thẳng: “Xin Đức Thánh Cha hãy cho con một mảnh nhỏ trong thành Vatican để con làm chỗ ở cho những người nghèo”.

Năm 1987, Beniot Lange, 22 tuổi, một người Thuỵ Sĩ, sang Calcutta để thực hiện một tập sách ảnh nhan đề “tại Calcutta, người thầy thuốc của những kẻ bị quên lãng”, đã có dịp đến sinh hoạt và quan sát các trung tâm của mẹ Têrêsa. Anh viết như sau: “Calcutta quả là thành phố của tình nhân ái cao cả nhất, là biểu tượng đích thực của lòng nhân đạo. Lần đầu tiên gặp mẹ Têrêsa, tôi choáng ngợp trước quyền uy tuyệt đối của mẹ: thật nhỏ bé, thật lọm khọm, thật bệnh tật, vậy mà vẫn hiển lộ rạng ngời một cá tính tuyệt vời, mạnh mẽ”.

Có một danh nhân đã nói: “người ta nghiêng mình trước tài năng, nhưng người ta bái phục trước lòng nhân”. Chúng ta bái phúc mẹ Têrêsa cũng như những con người giống như mẹ dù ở những cấp độ khiêm tốn hơn, đang thầm lặng mang tình thương và sự an ủi đến cho đồng loại cùng khổ nhất của họ, và cũng là của chúng ta. Một con người như mẹ Têrêsa nếu chỉ được gọi tên là kẻ mang tình thương đến cho những kẻ đồng loại bất hạnh thật cũng chưa đúng, phải nói chính mẹ là tình thương, là niềm bác ái. Trong thời đại đầy dẫy bạo lực, đói khát, tội ác, thời của những tiên tri giả khắp nơi như ngày nay, nếu không có những người đầy lòng nhân ái và dũng khí đấu tranh cho sự chính trực và phẩm giá con người như vị nữ thánh thành Calcutta này, thì cuộc sống của chúng ta sẽ bi thảm và đáng sợ dường bao.
Peter Chính Tâm
Peter Chính Tâm
Lão ruồi
Lão ruồi

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 27/04/2010
Age : 34
Đến từ : TP HCM

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết