Thuật xử thế của người xưa - lòng tự ái của con người
:: CHUYÊN MỤC :: NGỤ NGÔN CUỘC SỐNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thuật xử thế của người xưa - lòng tự ái của con người
Thuật xử thế của người xưa - lòng tự ái của con người
Philippe, vua nước Macédoine, khi đang đem quân vây thành Méthone, có một tên cung thủ đại tài tên là Aster đến xin vào đội tinh binh của nhà vua. Người ấy khoe rằng tài nghệ cung tiễn hay lắm, chim bay dầu lẹ đến bậc nào, y bắn cũng không sai bao giờ. Vua ghét đứa khoe mình nên phán rằng: Được, để ta đánh trận với chim sẻ, bấy giờ ta sẽ dùng đến tài ngươi.
Aster nghe câu nói mỉa mai ấy, lấy làm căm tức vô cùng, liền chạy thẳng vào thành bị vây chờ dịp trả thù.
Một hôm Aster đứng trên bờ thành, thấy vui Philippe đang đi kinh lý các trại quân đóng ngoài thành, liền lấy một cây tên, viết vào mấy chữ: “Gởi cho con mắt bên hữu của vua Philippe”, rồi bắn xuống. Tên trúng giữa mắt phải của vua. Vua sai sứ cầm chiếc tên vào trả lại trong thành giặc, phê lên trên mũi tên rằng: “Ta mà lấy được thành này, Aster sẽ bị xử trảm”.
Sau quả y lời.
Vua Philippe, thật đã mua đắt cái cao thú được nói một lời có ý vị. Nhưng mà, Aster lại mua rất đắt cái thú trả được thù. Cái lòng hiềm thù nhiều khi nó ngộ chúng ta mà đưa chúng ta đến chỗ bại. Cái tính châm chích người ta cũng chẳng nguy hiểm kém gì.
Đành rằng nói được những câu thâm trầm, khiến cho kẻ khác sợ ta, nhưng chúng sợ ta thì ít mà lòng oán hận lại nhiều. Những lời nhạo báng để lấn áp người, để thỏa được lòng tự ái của mình, khiến cho lòng người bị chạm lấy đau khổ không thể quên được.
Thường thường người ta có thể tha thứ cho ta một cái tội ác dễ hơn là tha thứ cho ta một lời nói độc.
Cái “tôi” có phải là dễ ghét đâu theo như lời Pascal. Nó là cái chữ dễ yêu nhất trong đời. Nhưng vì ta đã quá nâng niu chiều chuộng nó… mà thành ra cách cư xử trong đời ta gây không biết bao nhiêu sự vụng về, ân hận, đau khổ, tai ương… Và cũng chính vì thế mà Pascal mới thốt ra câu nói chua cay này, “Cái tôi thật đáng ghét”.
Cái “tôi” chẳng những dễ yêu mà thôi, nó lại là trung tâm điểm của vũ trụ là khác. Bao nhiêu sự vật trong đời, chung quy đều quây quần theo cái cốt ấy: Bản ngã.
Như ta đã thấy, lòng tự ái là nguồn gốc lớn của muốn sự đắng cay chua xót ở đời. Muốn cho tâm hồn được bình tĩnh, thời không có gì kỵ bằng lòng tự ái. Trong các thị dục, thị dục về lòng tự ái là vô độ hơn cả: trong các khổ não, cái khổ não do lòng tự ái gây ra là khó tránh và thường thống thiết hơn.
Có người nói: “Lòng tự ái đã là kẻ thù cho sự bình tĩnh bên trong, nó lại cũng là kẻ thù cho sự yên ổn bên ngoài nữa. Phàm khi lòng tự ái được thỏa mãn là tất có xâm phạm đến bên ngoài…”
Lòng tự ái của ta xui khiến ta bao giờ cũng chăm chăm đáu đáu chỉ chực có dịp miệt kẻ khác để cho khỏi bị kẻ khác miệt mình. Thành ra nhiều người trong chúng ta bao giờ cũng cứ lo đi dòm ngó người khác; xem ai có gì xấu thì phô trương lên, ai có gì tốt thì bài bác đi, để nuôi cái lòng tự đắc của mình.
Xem đấy đủ rõ câu “Ẩn ác dương thiện” (che dấu, bỏ qua cái xấu, biểu dương, khen ngợi điều tốt của người khác) của cổ nhân khó thi hành biết chừng nào! Tại sao? Tại lòng tự ái của chúng ta quá nặng, thường tin rằng dìm được người ta là đem được mình lên, chê cái dở của người tức là đem được cái hay của mình ra… Thật không gì vụng về bằng! Khiến nên, ở đời, trong sự giao tế hằng ngày, gây cho ta không biết bao nhiêu khốc hại.
Như vậy, ta có thể thấy tất cả bí quyết của nghệ thuật cư xử có thể gồm trong hai nguyên tắc quan trọng:
1. Chớ chạm vào lòng tự ái của ai cả.
2. Ẩn ác dương thiện.
Nguyên tắc thứ nhất thuộc về tiêu cực; còn nguyên tắc thứ hai thuộc về tích cực. Cả hai không phải là những câu châm ngôn chỉ sự khôn dại cho người đời mà thôi, mà thật ra nó là câu nói của lòng Nhân, hay ít ra, của lòng yêu chuộng Công Bình.
Người xưa há không có bảo: “Kỷ sở bất dục, vật ư thi nhân” sao? Cái gì mình không muốn người làm cho mình, thì đừng làm cho kẻ khác. Có ai là người muốn bị người ta chạm đến lòng tự ái của mình không? Thế sao mình lại thích lấn áp người trong lời nói để người ta phải đỏ mặt, tía tai cho cam. “Làm cho người ta cùng lý đến phải ngậm miệng, đỏ mặt, toát mồ hôi, mình tuy hả lòng thật, nhưng đấy là người nông nổi khắt khe làm sao…”. Thế là bất công, mà cũng là bất nhân nữa…
Nhưng rồi, hả lòng được một ít mà lắm khi còn di hại cho mình đến thảm khốc cũng không chừng… Thế thì đâu phải chỉ bất công, bất nhân mà lại còn bất trí nữa là khác.
Aster nghe câu nói mỉa mai ấy, lấy làm căm tức vô cùng, liền chạy thẳng vào thành bị vây chờ dịp trả thù.
Một hôm Aster đứng trên bờ thành, thấy vui Philippe đang đi kinh lý các trại quân đóng ngoài thành, liền lấy một cây tên, viết vào mấy chữ: “Gởi cho con mắt bên hữu của vua Philippe”, rồi bắn xuống. Tên trúng giữa mắt phải của vua. Vua sai sứ cầm chiếc tên vào trả lại trong thành giặc, phê lên trên mũi tên rằng: “Ta mà lấy được thành này, Aster sẽ bị xử trảm”.
Sau quả y lời.
Vua Philippe, thật đã mua đắt cái cao thú được nói một lời có ý vị. Nhưng mà, Aster lại mua rất đắt cái thú trả được thù. Cái lòng hiềm thù nhiều khi nó ngộ chúng ta mà đưa chúng ta đến chỗ bại. Cái tính châm chích người ta cũng chẳng nguy hiểm kém gì.
Đành rằng nói được những câu thâm trầm, khiến cho kẻ khác sợ ta, nhưng chúng sợ ta thì ít mà lòng oán hận lại nhiều. Những lời nhạo báng để lấn áp người, để thỏa được lòng tự ái của mình, khiến cho lòng người bị chạm lấy đau khổ không thể quên được.
Thường thường người ta có thể tha thứ cho ta một cái tội ác dễ hơn là tha thứ cho ta một lời nói độc.
Cái “tôi” có phải là dễ ghét đâu theo như lời Pascal. Nó là cái chữ dễ yêu nhất trong đời. Nhưng vì ta đã quá nâng niu chiều chuộng nó… mà thành ra cách cư xử trong đời ta gây không biết bao nhiêu sự vụng về, ân hận, đau khổ, tai ương… Và cũng chính vì thế mà Pascal mới thốt ra câu nói chua cay này, “Cái tôi thật đáng ghét”.
Cái “tôi” chẳng những dễ yêu mà thôi, nó lại là trung tâm điểm của vũ trụ là khác. Bao nhiêu sự vật trong đời, chung quy đều quây quần theo cái cốt ấy: Bản ngã.
Như ta đã thấy, lòng tự ái là nguồn gốc lớn của muốn sự đắng cay chua xót ở đời. Muốn cho tâm hồn được bình tĩnh, thời không có gì kỵ bằng lòng tự ái. Trong các thị dục, thị dục về lòng tự ái là vô độ hơn cả: trong các khổ não, cái khổ não do lòng tự ái gây ra là khó tránh và thường thống thiết hơn.
Có người nói: “Lòng tự ái đã là kẻ thù cho sự bình tĩnh bên trong, nó lại cũng là kẻ thù cho sự yên ổn bên ngoài nữa. Phàm khi lòng tự ái được thỏa mãn là tất có xâm phạm đến bên ngoài…”
Lòng tự ái của ta xui khiến ta bao giờ cũng chăm chăm đáu đáu chỉ chực có dịp miệt kẻ khác để cho khỏi bị kẻ khác miệt mình. Thành ra nhiều người trong chúng ta bao giờ cũng cứ lo đi dòm ngó người khác; xem ai có gì xấu thì phô trương lên, ai có gì tốt thì bài bác đi, để nuôi cái lòng tự đắc của mình.
Xem đấy đủ rõ câu “Ẩn ác dương thiện” (che dấu, bỏ qua cái xấu, biểu dương, khen ngợi điều tốt của người khác) của cổ nhân khó thi hành biết chừng nào! Tại sao? Tại lòng tự ái của chúng ta quá nặng, thường tin rằng dìm được người ta là đem được mình lên, chê cái dở của người tức là đem được cái hay của mình ra… Thật không gì vụng về bằng! Khiến nên, ở đời, trong sự giao tế hằng ngày, gây cho ta không biết bao nhiêu khốc hại.
Như vậy, ta có thể thấy tất cả bí quyết của nghệ thuật cư xử có thể gồm trong hai nguyên tắc quan trọng:
1. Chớ chạm vào lòng tự ái của ai cả.
2. Ẩn ác dương thiện.
Nguyên tắc thứ nhất thuộc về tiêu cực; còn nguyên tắc thứ hai thuộc về tích cực. Cả hai không phải là những câu châm ngôn chỉ sự khôn dại cho người đời mà thôi, mà thật ra nó là câu nói của lòng Nhân, hay ít ra, của lòng yêu chuộng Công Bình.
Người xưa há không có bảo: “Kỷ sở bất dục, vật ư thi nhân” sao? Cái gì mình không muốn người làm cho mình, thì đừng làm cho kẻ khác. Có ai là người muốn bị người ta chạm đến lòng tự ái của mình không? Thế sao mình lại thích lấn áp người trong lời nói để người ta phải đỏ mặt, tía tai cho cam. “Làm cho người ta cùng lý đến phải ngậm miệng, đỏ mặt, toát mồ hôi, mình tuy hả lòng thật, nhưng đấy là người nông nổi khắt khe làm sao…”. Thế là bất công, mà cũng là bất nhân nữa…
Nhưng rồi, hả lòng được một ít mà lắm khi còn di hại cho mình đến thảm khốc cũng không chừng… Thế thì đâu phải chỉ bất công, bất nhân mà lại còn bất trí nữa là khác.
Nguồn: http://www.baihocthanhcong.com/biet-nghi-den-nguoi-khac/thuat-xu-the-cua-nguoi-xua-long-tu-ai-cua-con-nguoi.html
Similar topics
» Người mang Mùa Xuân đến cho người khác (phần cuối)
» Người Mang Mùa Xuân Đến Cho Người Khác (phần 1)
» Thực tập Kĩ Thuật Gen
» Câu hỏi của một người trẻ
» GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NƠI NGƯỜI TRẺ HÔM NAY
» Người Mang Mùa Xuân Đến Cho Người Khác (phần 1)
» Thực tập Kĩ Thuật Gen
» Câu hỏi của một người trẻ
» GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NƠI NGƯỜI TRẺ HÔM NAY
:: CHUYÊN MỤC :: NGỤ NGÔN CUỘC SỐNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết